kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du

Kinh nghiệm xin học bổng Phần Lan – Nắm bắt ngay!

Phần Lan đã trở thành một điểm đến du học lý tưởng cho rất nhiều bạn trẻ, thu hút một lượng lớn sinh viên và học sinh quốc tế. Với chất lượng giáo dục được xếp trong top 3% đại học hàng đầu trên thế giới, đất nước này mang đến cho các du học sinh một môi trường học tập đáng mơ ước. Tuy nhiên, kinh nghiệm xin học bổng Phần Lan là không hề dễ dàng và chi phí liên quan đến việc du học cũng là một gánh nặng không nhỏ.

Vì vậy, nhiều sinh viên quan tâm đến việc săn học bổng nhằm giảm bớt gánh nặng về học phí khi du học tại châu Âu. Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn học sinh đều tự tin rằng mình có thể giành được những suất học bổng có giá trị cao từ các trường đại học danh tiếng tại Phần Lan. Cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nỗ lực và tư duy chiến lược trong quá trình tìm kiếm và xin học bổng để có cơ hội học tập và trải nghiệm du học tại đất nước này.

kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du1

Yêu cầu chung với các hồ sơ xin học các trường Đại học Top đầu tại Phần Lan như sau:

Việc chuẩn bị hồ sơ du học nên hoàn thành vào khoảng tháng 09 – 10 hàng năm. Sau đó, hồ sơ sẽ được nộp từ tháng 11 đến tháng 01 của năm tiếp theo để có thể bắt đầu học tập vào năm đó, ví dụ như 2021 – 2022.

Đối với việc nộp hồ sơ, học sinh nên lựa chọn từ 3 trường trở lên để tăng cơ hội được nhận. Trong đó, trường nguyện vọng 1 nên được ưu tiên, trường nguyện vọng 2 phù hợp với khả năng của mình và trường nguyện vọng 3 dùng làm lựa chọn dự phòng.

Hồ sơ nộp cần bao gồm các tài liệu như hộ chiếu, bảng điểm, chứng chỉ IELTS từ 6.0 đến 7.0 trở lên, điểm SAT từ 1,300 đến 1,450 trở lên, thư giới thiệu của giáo viên và CV.

Lưu ý rằng các hồ sơ có học lực từ 80% trở lên, điểm IELTS từ 6.0 trở lên và không có điểm SAT vẫn có cơ hội nhận được học bổng từ 30% trở lên. Điều này bởi vì nhiều trường hàng đầu tại Phần Lan không yêu cầu điểm SAT đối với một số ngành học cụ thể.

kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du2

Kinh nghiệm xin học bổng Phần Lan

1.Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng Phần Lan

 Đơn xin học bổng: Để xin học bổng du học Phần Lan, bạn cần nộp đơn xin học bổng cùng với đơn xin nhập học trên trang web giáo dục của Phần Lan.

Bảng điểm: Bảng điểm là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ học bổng du học Phần Lan. Đây là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ của bạn. Thông thường, bạn sẽ phải dịch và công chứng các tài liệu này sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ yêu cầu bởi trường. Yêu cầu về bảng điểm sẽ khác nhau tùy thuộc vào cấp học mà bạn đang xin học bổng, có thể là bảng điểm cấp 3, đại học hoặc bảng điểm của học kỳ gần nhất. Đại học thường yêu cầu mức điểm trung bình từ 7.0 trở lên để được chấp nhận. Tuy nhiên, mức điểm trung bình của những sinh viên xin học bổng thường từ 8.0 trở lên.

Điểm thi tiếng Anh: Điểm IELTS từ 6.0 trở lên là một yêu cầu tiên quyết để xin học bổng. Hoặc bạn cũng có thể có chứng chỉ như SAT với điểm từ 1,300 đến 1,450 trở lên.

Danh sách hoạt động ngoại khóa: Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn nên lập danh sách chi tiết về các hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia trong cấp 3 và đại học. Đây bao gồm các hoạt động tại trường, hoạt động cộng đồng và tình nguyện. Bạn cũng nên liệt kê kinh nghiệm làm việc nếu có. Dưới đây là những điểm lưu ý khi viết danh sách này:

Viết chi tiết về từng hoạt động, bao gồm tên tổ chức, ngày tháng năm tham gia, vị trí và nhiệm vụ đã thực hiện.

Nếu bạn đã nhận được học bổng hoặc tham gia các cuộc thi và đạt giải hoặc có giấy chứng nhận, hãy liệt kê chúng.

Nếu bạn có khả năng đặc biệt, chẳng hạn như nói nhiều ngôn ngữ, hãy liệt kê chúng.

kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du3

2. Bài luận xin học bổng Phần Lan

Bài luận cá nhân là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin học bổng. Đây là nơi bạn có thể thể hiện bản sắc cá nhân của mình và thu hút sự chú ý giữa hàng ngàn đối thủ khác. Bài luận cá nhân là tài liệu chứng minh cho Hội đồng xét tuyển về lý do tại sao bạn xứng đáng nhận học bổng này. Cách viết bài luận cá nhân có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng học bổng, và quan trọng nhất là bạn cần thể hiện bản thân một cách chân thực, không sử dụng những từ ngữ rỗng tuếch hoặc không có ý nghĩa thực sự.

Trong bài luận, hãy nhấn mạnh những kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn có thể lồng ghép những kinh nghiệm trong việc quản lí trường học hoặc lớp học khi bạn đảm nhận vai trò trong ban cán sự. Nếu bạn đang xin học bổng cho chương trình học thạc sỹ, hãy nhắc đến những cấp bậc mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc.

Đối với học bổng dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, bạn nên lồng ghép hoàn cảnh gia đình của mình. Điều này giúp khẳng định rằng nếu không có học bổng này, bạn sẽ không thể đạt được ước mơ của mình do tài chính hạn chế. Tuy nhiên, cần lưu ý không quá tập trung vào khó khăn tài chính mà bỏ qua việc thể hiện khả năng bản thân. Bởi vì học bổng chỉ có giá trị khi người nhận học bổng có đủ khả năng để theo đuổi khóa học một cách thành công.

Sau khi hoàn thành bài luận, hãy nhờ một người khác đọc và đưa ra ý kiến. Đây có thể là thầy cô giáo hoặc cố vấn cá nhân của bạn. Ý kiến từ một người ngoài cuộc có thể giúp bạn nhận ra những điểm chưa rõ ý và cải thiện bài luận để trở nên trau chuốt và thuyết phục hơn.

kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du4

3. Chuẩn bị giấy giới thiệu xin học bổng Phần Lan

Ngoài bảng điểm, giấy giới thiệu đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định năng lực của bạn thông qua một cái nhìn khách quan từ người khác. Mặc dù không phải tất cả các trường đều yêu cầu giấy giới thiệu, nhưng khi có, nó sẽ là một điểm nhấn đặc biệt trong hồ sơ của bạn. Giấy giới thiệu giúp Hội đồng xét tuyển có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, ưu điểm và cá tính của bạn mà bảng điểm không thể hiện được.

Học sinh và sinh viên thường nhờ thầy cô chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc giảng viên phụ trách công trình nghiên cứu tại Đại học để viết giấy giới thiệu về năng lực học tập của mình. Trong khi đó, những người đã đi làm thường tìm đến người có vị trí cấp trên hoặc đồng nghiệp gần gũi. Bởi vì những người này đã có tiếp xúc trực tiếp với bạn trong thời gian gần đây.

Điều quan trọng là người viết giấy giới thiệu phải có uy tín và đã làm việc trực tiếp với bạn. Hầu hết các học bổng sẽ kiểm tra tính xác thực của người giới thiệu bằng cách liên hệ qua điện thoại hoặc email. Nếu người bạn chọn không hiểu và không quen biết bạn đủ tốt, họ sẽ không thể trả lời các câu hỏi liên quan đến bạn. Nội dung của giấy giới thiệu càng chi tiết và dễ kiểm chứng càng tốt. Ví dụ, bạn có thể đề cập đến tên của một công trình nghiên cứu đã được công bố trên trang web của trường hoặc một sự kiện quan trọng mà bạn đã tham gia, đặc biệt nếu nó liên quan đến ngành học bạn dự định xin học bổng. Bạn nên sao chép và dịch các tài liệu này thành 3-5 bản tiếng Anh để đảm bảo sẵn sàng khi cần.

kinh-nghiem-xin-hoc-bong-phan-lan-day-du5

4. Nộp hồ sơ xin học bổng Phần Lan

Các bạn học sinh nên chuẩn bị chọn 3 trường trở lên để nộp hồ sơ xếp theo nguyện vọng 1 (ưu tiên), nguyện vọng 2 (vừa sức), và nguyện vong 3 (dự bị).

Quá trình chuẩn bị một bộ hồ sơ xin học bổng du học hoàn chỉnh. Thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Trong đó, thời gian thường mất nhiều nhất cho việc chuẩn bị ngoại ngữ và thi SAT, cộng thêm thời gian xin học tại trường đại học (vì cần ít nhất một tháng để trường xét hồ sơ và trả lời ứng viên).

Thời gian nhận hồ sơ xin học và học bổng thường vào khoảng tháng 11 đến tháng 01 hàng năm. Các bạn học sinh nên lưu ý thời gian đăng ký chính thức của các trường để đảm bảo “ready” khi cổng đăng ký mở ra. Mỗi trường đại học đều có deadline tuyển sinh riêng nên bạn phải lên kế hoạch từ sớm và thật chi tiết.

Kinh nghiệm xin học bổng Phần Lan đó là nếu chỉ đọc qua những yêu cầu giấy tờ cho một bộ hồ sơ xin học bổng, đôi khi bạn sẽ nghĩ việc làm hồ sơ thật đơn giản. Và chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà học bổng yêu cầu là có thể yên tâm. Nhưng trên thực tế, khi chính thức bắt tay vào chuẩn bị sẽ phát sinh rất nhiều khúc mắc . Và có những giấy tờ trong yêu cầu của học bổng không nhắc đến nhưng nếu có nó thì hồ sơ của bạn sẽ sáng giá hơn rất nhiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *